Ra mắt Đội hình tuyên truyền, giới thiệu các di tích, công trình văn hóa của địa phương
Thực hiện Chương trình công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm
2024; nhằm phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ huyện Tân Kỳ
trong công tác tham gia giữ gìn, phát huy và quảng bá các giá trị lịch sử, văn
hóa tại địa phương, trong thời gian qua, các cấp bộ Đoàn – Hội – Đội trên toàn
huyện đã tổ chức nhiều hoạt động, xây dựng nhiều công trình ý nghĩa, để lại nhiều
dấu ấn của tuổi trẻ.
Các đại biểu quét mã QR tìm hiểu thông tin về di tích
Tiếp
nối những giá trị của các hoạt động, công trình phát huy vai trò của thanh niên
trong bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, ngày 20/10/2024, tại Đình
Làng Dụng (xóm Dương Hạp, xã Nghĩa Dũng), Ban Thường vụ Huyện đoàn đã tổ chức Lễ
ra mắt đội hình tuyên truyền, giới thiệu các di tích, công trình văn hóa của địa
phương. Đội hình gồm 20 thành viên là cán bộ đoàn, đoàn viên, thanh thiếu nhi
xã Nghĩa Dũng có năng khiếu, sở trường, hiểu biết về các giá trị văn hóa, di
tích lịch sử tại địa phương. Các thành viên có nhiệm vụ phối hợp với cơ quan
chuyên môn tuyên truyền, giới thiệu các di tích, công trình văn hóa trên các nền
tảng khác nhau. Trong đó tập trung tuyên truyền, giới thiệu các di tích, công
trình văn hóa trọng điểm của địa phương thông qua công trình thanh niên “Số hóa
di tích lịch sử, văn hóa”.
Các em thiếu nhi giới thiệu về di tích
Qua
nghiên cứu lịch sử thì đình làng Dụng do
nhân dân Nghĩa Dũng, huyện Tân Kỳ xây dựng vào thời hậu Lê để thờ các vị thần
“hộ quốc tí dân”. Trước đây, đình làng Dụng là nơi nhân dân Nghĩa Dũng tổ chức
tái hiện sự kiện lịch sử trọng đại trong xây dựng, bảo vệ đất nước - trận chiến
Động Đỏ của nghĩa quân Lam Sơn Lê Lợi thế kỷ XV. Với lòng yêu nước, căm thù giặc
sâu sắc, nhân dân nơi đây đã kiên cường cùng nghĩa quân chiến đấu chống giặc,
cùng với “trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật” gây chấn động một vùng. Trong công
cuộc chinh phục thiên nhiên, đình làng Dụng cũng là nơi mà các vị chức sắc hội
họp để đưa ra những quyết sách để xây dựng, bảo vệ làng bản, là nơi phường săn
làm lễ tế thần linh trước lúc ra đi trong lễ Khai sơn … Trong hai cuộc kháng
chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, đình vừa là địa điểm nuôi giấu cán bộ đảng,
nơi cất giấu tài liệu đồng thời là nơi nhân dân làng Dũng tập hợp lực lượng bắt
Việt gian, phá đồn điền, giành chính quyền về tay nhân dân.
Ban Thường vụ Huyện đoàn đã lắp đặt điểm quét mã QR nhằm giúp người dân và du khách tra cứu thông tin về di tích.
Đặc biệt trong
kháng chiến chống Mỹ, đình là điểm dừng chân, trú quân của nhiều đơn vị bộ đội
trên đường hành quân chiến đấu, góp sức cùng cả nước giải phóng miền Nam, thống
nhất đất nước. Đình là nơi thờ Thành hoàng, là nơi sinh hoạt văn hóa của nhân
dân Nghĩa Dũng. Di tích là nơi người dân vùng này gửi gắm niềm tin, thể hiện đạo
lý “ uống nước nhớ nguồn” đối với các vị thần cai quản làng bản và các bậc tiền
nhân. Đình làng Dụng là nơi cố kết cộng đồng, nơi thể hiện bản sắc văn hóa của
các dân tộc anh em vùng núi Nghệ An. Qua trang phục, ngôn ngữ, tập tục, mỗi một
dân tộc nơi đây đã góp phần làm giàu đẹp thêm vốn văn hóa truyền thống, trong
các dịp lễ hội. Lễ hội đình làng Dụng cũng là dịp để các vị cao niên, tiền bối
ôn lại truyền thống, giáo dục các thế hệ trẻ tiếp bước cha ông và gìn giữ các
giá trị văn hóa.
Đến nay, huyện
Tân Kỳ đã có 01 Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt (Cột mốc KM0 – đường mòn Hồ
Chí Minh), 05 Di tích lịch sử cấp tỉnh (Cây sanh ngàn năm tuổi, đình làng Dụng,
Đình Sen, Thành Lê Lợi – đền thờ Lê Thái Tổ, đền Song Đồng Ngọc Nữ). Tại các di
tích đã được xếp hạng, Ban Thường vụ Huyện đoàn đã lắp đặt điểm quét mã QR nhằm
giúp người dân và du khách tra cứu thông tin về di tích.
Đây là hoạt động
thể hiện tinh thần xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ huyện nhà trong công tác
tham gia giữ gìn, phát huy và quảng bá các giá trị lịch sử, văn hóa tại địa
phương đến với người dân và du khách, góp phần đưa huyện Tân Kỳ trở thành điểm
đến an toàn, hấp dẫn và thân thiện với du khách.
Đặng Quý – Huyện đoàn Tân Kỳ