ĐĂNG NHẬP  
image banner
Lịch sử hình thành xã Nghĩa Bình

 

Lịch sử hình thành xã Nghĩa Bình(06/07/2021 02:17 PM)

Theo cuốn tài liệu “Lịch sử Đảng bộ và nhân dân xã Nghĩa Bình 1930 - 2009” do nhà Văn hóa – Thông tin xuất bản năm 2010. Cho biết xã Nghĩa Bình, huyện Tân Kỳ ngày nay thuộc xã Tri lễ của tổng Cự Lâm, huyện Nghĩa Đàn trước đây vào thế kỷ XV.

Cuối thế kỷ XIX xã Tri Lễ được chia thành 3 xã, đó là: xã Tri Lễ, xã Tri Chỉ và xã Yên Hòa. Xã Nghĩa Bình lúc đó là xã Tri Chỉ thuộc phần đất thôn Phượng Vĩ trước đây (thường gọi là Làng Ga).

Sau năm 1945, địa giới hành chính của nước ta được sắp xếp lại trong đó xã Nghĩa Bình ngày nay thuộc xã Đại Đồng.

Năm 1953 xã Đại Đồng được chia thành 2 xã đó là: xã Nghĩa Đồng và xã Nghĩa Bình. Tên xã Nghĩa Bình có từ đó và là phần đất của các xã Tri Chỉ, Yên hòa trước đây.

Trụ sở UBND xã Nghĩa Bình

Năm 1973, để thuận tiện cho việc quản lý và sản xuất phần đất Cồn Muối, Khe Thần được chuyển về xã Nghĩa Bình, lấy đoạn Sông Con chảy qua làm địa giới hành chính của 2 xã Nghĩa Đồng và Nghĩa Bình. Và địa giới hành chính đó ổn định cho tới bây giờ ( 2021 )

Thực hiện Nghị quyết số 08/NQ-HĐND, ngày 12/7/2019 của HĐND tỉnh Nghệ An về sáp nhập đổi tên xóm, khối, bản ở các xã, phường, thị trấn thuộc huyện thị xã trên địa bàn tỉnh Nghệ An, xã Nghĩa Bình từ 12 xóm sau sáp nhậm hiện nay có 07 xóm trong đó có 1 xóm là đồng bào dân tộc thiểu số.

2. Vị trí địa lý:

Phía đông giáp xã Nghĩa Lộc, Nghĩa Đàn.

Phía Tây giáp xã Nghĩa Đồng và xã Nghĩa Hợp, Tân Kỳ.

Phía nam giáp xã Lăng Thành, Yên Thành.

Phía bắc giáp xã Nghĩa Khánh, Nghĩa Đàn.

Trường tiểu học Nghĩa Bình

3. Diện tích:

Tổng diện tích tự nhiên: 4.170,85 ha chiếm 5,6% diện tích toàn huyện. Trong đó đất nông nghiệp là 597,38ha; đất lâm nghiệp là 2.335 ha; đất chuyên dùng là 98,05 ha; đất chưa sử dụng 1.030,50ha; đất ở 32,00ha.

4. Dân số và phất triển:

Về dân số có 1.578 hộ = 6.686 nhân khẩu, được phân bổ thành 07 xóm. Tổng thu nhập bình quân theo đầu người = 36,4đ/người/ năm.

Tỷ lệ hộ nghèo 1.76%; Tỷ lệ gia đình Văn hóa 86.5

5. Tình hình phát triển kinh tế xã hội:

Phát huy truyền thống quê hương, kế thừa những kết quả đã đạt được Đảng bộ và nhân dân Nghĩa Bình vận dụng mọi nguồn lực, đoàn kết, vượt qua mọi khó khăn thách thức, phấn đấu với mục tiêu: Đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế-xã hội, hình thành các vùng sản xuất tập trung, tạo được nhiều ngành nghề mới, đẩy mạnh thu hút đầu tư; phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp, phát triển nhanh và bền vững thương mại dịch vụ, giải quyết tốt các vấn đề lao động và việc làm, nâng cao và hoàn thiện kết cấu hạ tầng nông thôn, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng XHCN một cách bền vững.

Cầu treo Đò Rô trên địa bàn xã Nghĩa Bình

Triển khai thực hiện các chương trình, đề án, kế hoạch, tăng cường quản lý, điều hành và thực hiện có hiệu quả góp phần đưa kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của địa phương phát triển nhanh và bền vững.

Năm 2019 xã Nghĩa Bình đã được UBND Tỉnh Nghệ An công nhận xã Đạt chuẩn Nông thôn mới

6. Các tiềm năng phát triển của địa phương:

Tập trung thu hút đầu tư, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để thực hiện các chương trình, dự án; tạo môi trường thuận lợi để thu hút các nguồn đầu tư nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ phấn đấu đơn vị Nghĩa Bình đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao và đạt xã loại khá của huyện trong nhiệm kỳ 2020 – 2025./.

 


Không có dữ liệu
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN TÂN KỲ
 
image

Tin tức
  • Vẻ đẹp thiên nhiên của thác bồn Tân Hợp
1 
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement