Trước cách mạng tháng tám năm 1945, chưa có tên gọi hương sơn mà xã Hương Sơn sau này gắn với tên gọi các làng: làng Bến Hới, làng Ba lạch, làng Đầu Voi, Làng Đồng Vĩnh, làng Làng Cổ, làng Phú Cốc, làng Bến Gành, làng Bến Vạn, làng bến trường, làng Vực Bài, làng Khe Sắn, Riêng làng Phú Cốc có tên gọi: Phú Cốc xã và Phú Cốc thôn đã có con dấu riêng.
Ngày 19/8/1948, xã Hương Sơn được thành lập bao gồm các làng: Làng Hới, làng Ba Lạch, làng Đồng Cốc, làng Đồng Vĩnh, làng Vực Bài, làng Thịnh Sơn và 4 bản: bản Khe Sắn, bản Khe Đẻn, bản Khe Môn, bản Đồng Sơn, Giáp các xã như: xã Kỳ Sơn, xã Nghĩa Phúc, Tiên Đồng, Phú Sơn của huyện Tân Kỳ ngày nay. Dân số lúc bấy giờ khoảng 1.200 – 1.500 người phân bố trên một diện tích tự nhiên rất rộng. Như vậy, tên gọi “Hương Sơn” xuất hiện từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945, từ giai đoạn 1948 đến 1963, Hương Sơn là một xã thuộc huyện Anh sơn.
Trạm Y tế xã Hương Sơn
Năm 1953, xã Hương Sơn được chia thành 2 xã Hương Sơn và Phú Sơn. Phú Sơn có 2 làng: làng Vực Bài, làng Thịnh Sơn và 4 bản: Khe Sắn, Khe Đen, Khe Môn, Đồng Môn. Văn phòng làm việc Đảng uỷ Hương Sơn được chuyển từ làng Vực Bài về làng Ba Lạch.
Ngày 19/4/1963, Hội đồng Chính phủ đã ra Quyết định số 52-QĐ/CP phê chuẩn việc chia lại ranh giới các huyện Quỳ Châu, Anh Sơn, Nghĩa Đàn thành 7 huyện mới trong đó huyện Tân Kỳ. Diện tích tự nhiên toàn huyện là 725,57km2, Xếp thứ 9 trong tổng số 19 đơn vị hành chính của tỉnh Nghệ An. Xã Hương Sơn lúc này thuộc huyện Tân Kỳ.
Ngày 15/4/1967 xã Hương Sơn cắt phần đất từ Bến Gành, Bến Vạn, Đồng Du thành lập xã Nghĩa Hành.
Theo Nghị định số 39-QĐ/CP, ngày 23/3/2005 của Thủ tướng Chính phủ trong việc chia tách Sáp nhập 3 xã Nghĩa Hành, Hương Sơn, Kỳ Sơn để thành lập xã mới Tân Hương. Hương Sơn đã tách 2 xóm Đồng Hương 1 , Đồng Hương 2 cho xã Tân Hương, còn Hương Sơn được nhập lại 5 xóm thuộc HTX Tân Thanh Hồng của xã Nghĩa Hành hiện nay, xã Hương Sơn gồm 14 xóm, trong đó có 2 xóm là đồng bào dân tộc thiểu số.
Cổng Làng văn hóa xóm Tân Mỹ
Thực hiện Nghị quyết số 08/NQ-HĐND, ngày 12/7/2019 của HĐND tỉnh Nghệ An về sáp nhập đổi tên xóm, khối, bản ở các xã, phường, thị trấn thuộc huyện thị xã trên địa bàn tỉnh Nghệ An, xã Hương Sơn từ 14 xóm sau sáp nhậm hiện nay có 07 xóm trong đó có 1 xóm là đồng bào dân tộc thiểu số
Vị trí địa lý:
Phía đông giáp xã Tân An.
Phía Tây giáp xã Đồng Văn.
Phía nam giáp xã Nghĩa Hành.
Phía bắc giáp xã Tân Hương.
Nhà văn hóa xóm Xuân Hương
Tổng diện tích tự nhiên: 3.131,82 ha.Về dân số có 1484 hộ = 6525 nhân khẩu, trong đó có 232 hộ/1097 nhân khẩu là đồng bào dân tộc thiểu số (DT Thái)được phân bổ thành 07 xóm. Tổng thu nhập bình quân theo đầu người = 26.810.000đ/người/ năm.
Tình hình phát triển kinh tế xã hội:
Phát huy truyền thống quê hương, kế thừa những kết quả đã đạt được Đảng bộ và nhân dân Hương Sơn vận dụng mọi nguồn lực, đoàn kết, vượt qua mọi khó khăn thách thức, phấn đấu với mục tiêu: Đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế-xã hội, hình
Trường Mầm non Hương Sơn
thành các vùng sản xuất tập trung, tạo được nhiều ngành nghề mới, đẩy mạnh thu hút đầu tư; phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp, phát triển nhanh và bền vững thương mại dịch vụ, giải quyết tốt các vấn đề lao động và việc làm, nâng cao và hoàn thiện kết cấu hạ tầng nông thôn, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng XHCN một cách bền vững.
Triển khai thực hiện các chương trình, đề án, kế hoạch, tăng cường quản lý, điều hành và thực hiện có hiệu quả góp phần đưa kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của địa phương phát triển nhanh và bền vững.
Trường THCS Hương Sơn
Các tiềm năng phát triển của địa phương:
Tập trung thu hút đầu tư, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để thực hiện các chương trình, dự án; tạo môi trường thuận lợi để thu hút các nguồn đầu tư nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ phấn đấu đơn vị Hương Sơn thoát khỏi xã nghèo phấn đấu xã đạt trung bình khá của huyện trong nhiệm kỳ 2020 – 2025./.
|