Quy định chuyển giao
công trình điện là tài sản công sang EVN; Quy định về vị trí, chức năng của
Thanh tra Cơ yếu từ 01/3/2024; Điều kiện chuyển công ty lâm nghiệp Nhà nước nắm
giữ 100% vốn điều lệ thành công ty TNHH hai thành viên trở lên;... là những chính
sách nổi bật có hiệu lực từ đầu tháng 03/2024 (từ ngày 01 - 10/3/2024).
1. Quy
định chuyển giao công trình điện là tài sản công sang EVN Nghị định 02/2024/NĐ-CP chuyển giao công
trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam bắt đầu có hiệu lực
thi hành từ ngày 01/3/2024.
Theo
đó, công trình điện là tài sản công được chuyển giao theo quy định tại Nghị định 02/2024/NĐ-CP gồm:
- Công
trình điện là tài sản công tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn
vị lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề
nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức khác được thành
lập theo quy định của pháp luật về hội (tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn
vị);
- Công trình điện là tài sản công giao cho doanh nghiệp quản lý
không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp (tài sản công tại doanh
nghiệp);
- Công trình điện thuộc dự án hạ tầng kỹ thuật
được đầu tư bằng vốn nhà nước do Ban Quản lý dự án, cơ quan, tổ chức, đơn vị
làm chủ đầu tư (công trình điện thuộc dự án hạ tầng kỹ thuật được đầu tư bằng
vốn nhà nước);
- Công
trình điện thuộc hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung trong các dự án khu đô thị, khu
dân cư và dự án khác do chủ đầu tư phải bàn giao lại cho Nhà nước theo quy định
của pháp luật;
- Công trình điện được xác lập quyền sở hữu toàn dân có nguồn
gốc ngoài ngân sách nhà nước (bao gồm cả phần giá trị công trình điện tăng thêm
do tổ chức, cá nhân đầu tư, cải tạo, nâng cấp trên công trình điện hiện hữu của
đơn vị điện lực) do các tổ chức, cá nhân tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho
Nhà nước Việt Nam thông qua Tập đoàn Điện lực Việt Nam theo hình thức không
hoàn trả vốn và đơn vị điện lực thống nhất tiếp nhận (công trình điện có nguồn
gốc ngoài ngân sách nhà nước);
- Công
trình điện được xác lập quyền sở hữu toàn dân có nguồn gốc hình thành từ dự án
đầu tư theo phương thức đối tác công tư và được các bên thỏa thuận chuyển giao
cho đơn vị điện lực theo hợp đồng dự án theo quy định của pháp luật hoặc được
cấp có thẩm quyền quyết định giao cho đơn vị điện lực thực hiện nhiệm vụ tiếp
nhận (công trình điện được đầu tư theo phương thức đối tác công tư).
2. Quy
định về vị trí, chức năng của Thanh tra Cơ yếu từ 01/3/2024
Ngày
11/01/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 03/2024/NĐ-CP về cơ quan thực
hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động của cơ quan được giao thực
hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
Theo đó, quy định về vị trí, chức năng của Thanh tra Cơ yếu như
sau:
- Thanh
tra Cơ yếu là cơ quan của Ban Cơ yếu Chính phủ, giúp Trưởng ban Ban Cơ yếu
Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải
quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thanh tra việc
thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức,
cá nhân thuộc quyền quản lý của Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ; thực hiện
nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về mật mã để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước,
chữ ký số chuyên dùng công vụ, mật mã dân sự, bảo đảm không chồng chéo với chức
năng, nhiệm vụ của các cơ quan khác có thực hiện chức năng thanh tra chuyên
ngành cơ yếu; thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
- Thanh
tra Cơ yếu chịu sự chỉ đạo, điều hành của Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ và
chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác thanh tra của Thanh tra Chính phủ. Nghị định 03/2024/NĐ-CP có hiệu lực kể từ
ngày 01/3/2024.
3. Điều kiện chuyển công ty lâm nghiệp Nhà
nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thành công ty TNHH hai thành viên trở lên Ngày
12/01/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 04/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định 118/2014/NĐ-CP về
sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông,
lâm nghiệp.
Theo đó, công ty lâm nghiệp Nhà nước nắm giữ
100% vốn điều lệ được chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên
trở lên khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Có phương án sản xuất, chế biến ứng dụng công nghệ cao, đáp
ứng nhu cầu thị trường trong nước và ngoài nước theo các tiêu chí sau:
+ Ứng dụng công nghệ cao thuộc Danh mục công
nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo quy định của pháp luật về công
nghệ cao để sản xuất sản phẩm nông nghiệp;
+ Áp dụng các biện pháp thân thiện môi trường, tiết kiệm năng
lượng trong sản xuất và quản lý chất lượng sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn,
quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam; trường hợp chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật của Việt Nam thì áp dụng tiêu chuẩn của tổ chức quốc tế chuyên ngành. -
Còn vốn nhà nước sau khi đã được xử lý tài chính và đánh giá lại giá trị doanh
nghiệp.
Xem chi tiết tại Nghị định 04/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ
ngày 01/3/2024.
4. Danh mục vị trí việc làm trong đơn vị sự
nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính Ngày 22/01/2024, Bộ
trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 04/2024/TT-BTC hướng dẫn về vị
trí việc làm lãnh đạo, quản lý và viên chức chuyên ngành, cơ cấu viên chức
chuyên ngành trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính.
Theo đó, Danh mục vị trí việc làm lãnh đạo, quản
lý và viên chức chuyên ngành, cơ cấu viên chức chuyên ngành trong đơn vị sự
nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính cụ thể như sau:
- Danh mục vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý quy định tại Phụ
lục I ban hành kèm theo Thông tư 04/2024/TT-BTC.
- Danh mục vị trí việc làm viên chức chuyên ngành tài chính quy
định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 04/2024/TT-BTC. Xem chi tiết tại Thông tư 04/2024/TT-BTC có hiệu lực từ
ngày 06/3/2024.
Nguồn: thuvienphapluat.vn