Tân Kỳ - Sản phẩm OCOP chuẩn bị hàng hóa phục vụ thị trường tết nguyên đán năm 2025.
Hiện nay, các sản phẩm đạt OCOP của
bà con nhân dân huyện Tân Kỳ đã và đang chuẩn bị các mặt hàng để
cung cấp ra thị trường phục vụ nhân dân trong và ngoại huyện dịp tết nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
Những ngày này, chúng tôi có dịp tới
thăm các hộ sản xuất Miến gạo truyền thống ở xóm Bích Thái xã Nghĩa
Thái huyện Tân Kỳ mới cảm nhận được không khí sản xuất lại càng bận
rộn, nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Bà con “chạy đua” với thời gian để sản xuất ra
những mẻ miến chất lượng để kịp đơn hàng phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng
dịp tết năm nay. Xóm Bích Thái huyện Tân Kỳ nơi có nhiều gia đình sản xuất
miến gạo truyền thống lâu năm, không khí hoạt động sản xuất, mua, bán miến gạo
diễn ra sôi động. Tất cả các khoảng đất trống cạnh nhà đều được các hộ thiết kế
giàn đỡ để phơi cho được nắng. Sản phẩm miến gạo tại xóm Bích Thái, xã Nghĩa
Thái huyện Tân Kỳ được biết đến nhờ chính chất lượng mà người sản xuất đưa vào
sản phẩm, đó cũng chính là yếu tố then chốt để chinh phục được người tiêu dùng mua
phục vụ cho gia đình mình trong dịp tết.
Hội nghị đánh giá sản phẩm OCOP tại xã Tiên Kỳ
Gia đình anh Nguyễn Văn Kỳ xóm Bích Thái đã có
30 năm gắn bó với nghề làm miến gạo, đây là nghề truyền thống từ thời ông bà để
lại với thương hiệu “Miến Bà Tài. Để có sợi miến dẻo, ngon thì gạo sau khi
ngâm, xay và cho vào máy để cán phải luôn đảm bảo sạch sẽ, miến sau khi cắt sẽ
được phơi tự nhiên dưới ánh nắng mặt trời, sau đó đóng gói cẩn thận. Bình quân
mỗi ngày gia đình anh sản xuất gần 150 kg gạo, cho ra thành phẩm miến được
khoảng 93% khối lượng gạo.Đang rửa những sợi miến được ủ từ đêm qua Anh Nguyễn
Văn Kỳ - Xóm Bích Thái, Nghĩa Thái, Tân Kỳ cho chúng tôi biết Anh Nguyễn Văn Kỳ
“Sợi miến sau khi được cán ra và ủ 12 tiếng xong thì mình đưa ra rửa sạch bằng
nước giếng trong nhằm mục đích cho sợi miến tơi ra và được sạch sẽ hơn trước khi khách hàng đưa vào sử dụng thì
nó đảm bảo được an toàn vệ sinh. Hiện nay gia đình đang tập trung nguồn
nhân lực để sản xuất miếng gạo để trả đơn cho khách hàng trong và
ngoài huyện phục vụ nhu cầu tết. Thời điểm tết cận kệ thì đơn hàng
đặt rất nhiều”.
Cùng với Miến gạo ở xã Nghĩa Thái thì hiện nay sản phẩm Mộc Nhỉ An Hà của công ty cổ
phần sinh học An Hà ở xã Kỳ Sơn huyện Tân Kỳ cũng đang gấp rút
chuẩn bị các mặt hàng phục vụ tết nguyên đán đang đến gần. Cơ sở sản
xuất mộc nhĩ của Công ty cổ phần sinh học An Hà tại xã Kỳ Sơn, huyện Tân Kỳ là mô hình
sản xuất mộc nhĩ đầu tiên trên địa bàn huyện. Với diện tích nhà xưởng 6.270
m2, cơ sở đã đầu tư dây chuyền máy móc trong các công đoạn của chuỗi sản xuất như xây phòng lạnh bảo quản; đầu tư lắp đặt lò hơi để
sấy mộc nhĩ, Linh chi; xây dựng hệ thống buồng lò hấp bịch nấm, hệ thống phòng cấy giống có đèn UV đạt
tiêu chuẩn vô trùng để mộc nhĩ
phát triển một cách tốt nhất. Mỗi công đoạn sản xuất được chia thành từng khu riêng, bảo đảm đúng
quy trình kỹ thuật như khu sản xuất giống, khu đóng bịch, khu trồng và khu bảo
quản sản phẩm.
Cùng với việc áp dụng có
hiệu quả những tiến bộ khoa học kỹ thuật, đồng thời tận dụng được nguồn nguyên
liệu sẵn có, nghề trồng nấm đang phát triển và cho thấy sự phù hợp
với địa bàn huyện Tân Kỳ vừa đem lại thu nhập cao, vừa có thể giải quyết việc làm cho lao động nông thôn nhàn rỗi
sau mùa vụ,với mức thu nhập từ 5,5 triệu đến 6 triệu
đồng/người/tháng. Hiện nay trung bình mỗi tháng cơ sở xuất bán ra thị trường
từ 4 đến 4,5 tấn nấm sò tươi và rất nhiều tấn mộc nhĩ. Chỉ tính riêng
năm 2024, cơ sở đã sản xuất được gần 35 vạn bịch nấm các loại, trong đó nấu
sò 25 vạn, mộc nhĩ 10 vạn, mang về nguồn thu nhập là 1,5 tỷ đồng, trừ chi phí thu lãi ròng hơn 300 triệu
đồng. Nguyên đán 2025 đang đến gần, công
ty đang tập trung nguồn hàng cung cấp cho thị trường 2 tấn mộc nhĩ, 5
tấn nấm sò phục vụ nhu cầu người dân đón tết.
Để phát triển các sản phẩm OCOP, UBND huyện Tân Kỳ đã chỉ
đạo các phòng, ngành chức năng trực tiếp tư vấn hướng dẫn việc áp dụng thực
hiện chương trình OCOP, tập huấn nghiệp vụ, hỗ trợ thiết kế nhãn mác, in ấn tem
nhãn mác bao bì và hỗ trợ truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Ưu tiên hoàn thiện,
chuẩn hóa các sản phẩm đã có và tiếp tục nghiên cứu xây dựng các sản phẩm mới
tại các địa phương trong huyện. Đến nay toàn huyện Tân Kỳ có 28 sản phẩm đạt OCOP trên tất cả
các lĩnh vực. Mới đây, huyện Tân Kỳ đã thẩm định, có thêm 4 sản phẩm đạt
chuẩn OCOP đó là Rượu
cần Tiên Kỳ, mật mía Tân Kỳ, Mộc nhĩ An Hà ở xã Kỳ Sơn, thịt chua
Tiên Vân ở xã Tiên Kỳ. Hiện nay các sản phẩm đang được bà
con các địa phương tập trung sản xuất đáp ứng thị trường tết nguyên đán 2025.
Trao đổi về vấn đề này,
đồng chí Nguyễn Văn Hoa - UVBTV Huyện ủy – Phó chủ tịch UBND huyện Tân
Kỳ cho biết thêm: Xây dựng mỗi xã một sản phẩm phấn đấu đạt tiêu chuẩn 3 sao OCOP cấp tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương trong
huyện Tân Kỳ khẳng định được thương hiệu sản phẩm đặc trưng vùng miền, giúp các
hộ sản xuất an tâm khâu tiêu thụ sản phẩm, có nguồn thu nhập ổn định, đón tết
nguyên đán Ất Tỵ 2025 thêm đủ đầy, vui tươi, kỳ vọng trong năm mới
cuộc sống sung túc hơn. Những sản phẩm đạt OCOP của huyện Tân
Kỳ đang vươn xa trong dịp tết nguyên đán năm nay ./.
Phương Thảo
Trung tâm
VHTT& TT Tân Kỳ