ĐĂNG NHẬP  
Anh-tin-bai
Tân Kỳ chú trọng phát triển lĩnh vực nuôi trồng thủy sản.

Xác định thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn trong lĩnh vực nông nghiệp và là động lực chính góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương, những năm qua, huyện Tân Kỳ đang từng bước phát huy thế mạnh, khai thác tiềm năng mặt nước phát triển chăn nuôi thủy sản. Nhiều chính sách hỗ trợ phù hợp đã giúp người nông dân có việc làm, tăng thu nhập. Chính sự quan tâm đầu tư đúng mức, cùng với những bước đi phù hợp đã góp phần chuyển dịch cơ cấu đúng hướng trong lĩnh vực nông nghiệp ở huyện miền núi Tân Kỳ 

Khe Là là đập thủy lợi lớn nhất huyện Tân Kỳ với diện tích mặt nước hơn 30ha và trữ lượng nước bình quân hàng năm khoảng 1,5 triệu m3. Ngoài việc trữ nước phục vụ sản xuất đập thủy lợi này còn có ý nghĩa về mặt sinh thái và có tiềm năng về phát triển nuôi trồng thủy sản. Từ lợi thế đó, UBND xã Phú Sơn đã vận động các hộ dân có điều kiện đầu tư xây dựng hệ thống nuôi cá lồng trên diện tích mặt nước nhằm khai thác tốt hiệu quả kinh tế.

Anh-tin-bai

Mô hình nuôi cá ếch ba ba của anh Nguyễn Việt Cường ở xã Tân Hương

Được Nhà nước hỗ trợ 12 triệu đồng cùng với nguồn vốn tích góp và vay mượn, anh Đặng Văn Tú đã đầu tư 12 lồng nuôi cá. Mỗi lồng anh bố trí nuôi một loại cá. Bên cạnh các giống cá cho thời gian thu hoạch ngắn như rô phi đơn tính, cá trắm trắng, cá trôi thì anh còn nuôi các loại cá có giá trị kinh tế cao như cá trắm đen, cá lăng... Hàng năm, từ mô hình nuôi cá lồng thương phẩm, gia đình có nguồn thu nhập khá

Huyện Tân Kỳ hiện có hơn 135 hồ, đập thủy lợi, bên cạnh việc tích nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, các công trình thủy lợi này còn có tiềm năng phát triển nghề nuôi trồng thủy sản. Trong những năm qua, chính quyền các xã đã chủ động tạo điều kiện để các hộ dân có nhu cầu thuê mặt nước để đầu tư con giống. Nhờ đó mà nhiều hộ đã vươn lên làm giàu từ nghề nuôi trồng thủy sản.

Anh-tin-bai

Mô hình nuôi cá lồng của anh Tú tại xã Phú Sơn được đông đảo bà con nhân dân đến tham gia

 Đối với gia đình anh Ngô Văn Hiệp ở xóm Quyết Thắng xã Tân An, sau khi được chính quyền xã Tân An cho thuê mặt nước trên đập thủy lợi, gia đình anh đã chú trọng phát triển nuôi cá bán công nghiệp với diện tích hơn 2 ha. Đặc biệt gia đình đã biết tận dụng nguồn nước sẵn có trong khe suối, từ đó lượng thức ăn phù du cho cá cũng dồi dào nên chất lượng cá đảm bảo, được thị trường ưa chuộng. Anh Ngô Văn Hiệp ở Xóm Quyết Thắng xã Tân An huyện Tân Kỳ trao đổi: Hiện nay, anh đang sở hữu 10 tấn cá đến kỳ xuất bán, hứa hẹn đem về nguồn thu nhập khá cao cho gia đình.

Cùng với việc phát huy tiềm năng nuôi trồng thủy sản trên đập thủy lợi, nhiều hộ dân ở huyện Tân Kỳ đã chú trọng cải tạo vườn tạp, tận dụng khe, suối và địa hình thấp trũng trong vườn nhà đề đầu tư cải tạo ao nuôi cá.

Anh-tin-bai

Mô hình kinh tế tiềm năng của anh Nguyễn Viết Cường ở xóm 1 xã Nghĩa Bình

Ông Nguyễn Viết Lợi ở xóm 5 xã Tân Hương đã chọn cho mình mô hình “nuôi kép” tức là nuôi ếch ngồi trên cá bơi ở dưới. Từ ý tưởng, ông đã quyết tâm vay vốn để cải tạo vườn tạp thành từng ô, thửa để nuôi trồng thủy sản. Cách nuôi này vừa tận dựng được nguồn thức ăn vừa điều hòa được môi trường nước trong ao nên cá và ếch phát triển nhanh. Mô hình “nuôi kép” tuy mới nhưng rất đơn giản, dễ thực hiện, mà lợi nhuận không tương đối cao, thời gian quay vòng nhanh, rất phù hợp với những nông dân ít đất sản xuất. 

 Không riêng ông Lợi, hiện nay xã Tân Hương có 300 hộ nuôi trồng thủy sản với diện  tích lên tới 85 ha. Mỗi năm xuất bán cho thị trường 66 tấn cá thịt, đem về nguồn thu gần 3 tỷ đồng cho người dân và địa phương.

Tân Kỳ hiện có hơn 1.400 ha diện tích nuôi trồng thủy sản, tập trung nhiều tại các xã Tân Phú, Nghĩa Hợp, Nghĩa Bình, Tân Hương, Hương Sơn vàTân An... Để phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản, huyện Tân Kỳ đã chỉ đạo các địa phương quy hoạch lại đất đai, tận dụng diện tích ao hồ, khe suối để mở rộng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản. Thêm vào đó, những chính sách hỗ trợ của nhà nước được 22 xã thị trấn ở huyện Tân Kỳ triển khai kịp thời cho bà con đã góp phần tăng diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản. Đồng thời, địa phương còn đầu tư hàng chục triệu đồng để cải tạo, nạo vét kênh mương, tu sửa cống đập; chủ động hệ thống tiêu, thoát nước; quản lý chặt chẽ việc xả thải để đảm bảo môi trường vùng nuôi trồng thủy sản. Địa phương cũng đã vận động các hộ tích cực nuôi trồng theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp, đảm bảo đúng tiêu chuẩn Vietgap. Đến nay, các vùng nuôi đã cơ bản đảm bảo về môi trường và đáp ứng điều kiện nuôi thả thủy sản. Hy vọng với những thế mạnh về mặt nước, Tân Kỳ sẽ phát huy hiệu quả lĩnh vực nuôi trồng thủy sản trong những năm tiếp theo./.  

       Phương Thảo

  Trung tâm VHTT-TT Tân Kỳ

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN TÂN KỲ
 
image

Tin tức
  • Vẻ đẹp thiên nhiên của thác bồn Tân Hợp
1 
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement